Luật sư Dân sự nhận được rất nhiều email của Việt Kiều về việc đứng tên nhà đất tại Việt Nam, Việt Kiều có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam, làm sao khai nhận di sản tại Việt Nam từ nước ngoài; hoặc Việt Kiều muốn mua nhà đất đầu tư tại Sài Gòn, Việt Nam, những thông tin Việt Kiều cần biết về đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam? Việt Kiều được đứng tên nhà đất từ khi nào?

 

Dưới đây là bài viết (*) được tổng kết từ thực tiễn từ những vụ việc Luật sư Dân sự đã hoàn thành cho khách hàng.

 

Ngày 05/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2001/NĐ-CP quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là "Việt Kiều") mua nhà ở tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên Chính phủ cho phép Việt Kiều được đứng tên mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nghĩa là Việt Kiều đã được đứng tên nhà đất từ thời điểm năm 2001, 2002.

 

Tuy nhiên, những đối tượng được mua nhà ở bị hạn chế theo quy định tại điều 3 và điều 6 của Nghị định như sau:

  •       Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;
  •       Người có công đóng góp với đất nước;
  •       Nhà văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam;
  •       Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.

Và:

  •       Phải là người về thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam và có đủ các giấy tờ như:Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoài cấp. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân; Giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là Nhà đầu tư, Nhà văn hoá, Nhà khoa học, Người có công...

 

Khai thác những quy định rộng mở trong Nghị định trên, Luật sư Dân sự là văn phòng tiên phong hoàn thiện một trong những bộ hồ sơ đầu tiên và thành công trong việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho Việt Kiều Canada tại Sài Gòn vào năm 2002. Đến năm 2005, khi mà không chỉ ở Sài Gòn, mà ở các tỉnh thành khác còn chưa có khái niệm về Việt kiều đứng tên nhà đất tại Việt Nam thì Luật sư Dân sự lại thành công trong việc thương thuyết với các sở ban ngành của Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang để cấp Giấy chứng nhận nhà đất cho Việt Kiều ngay tại thành phố Long Xuyên.

 

Đây có thể xem là những bộ hồ sơ trong rất nhiều những hồ sơ đang lưu trữ tại Luật sư Dân sự thể hiện đầy đủ kinh nghiệm của Luật sư trong việc vận dụng, áp dụng những quy định mới của pháp luật nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích của khách hàng. Nếu bạn là Việt Kiều đã từng là người về tìm hiểu, mua bán, đầu tư bất động sản tại Sài Gòn sẽ biết một thời gian dài (thậm chí cả hiện nay), các bạn vẫn nhận được những tư vấn như để người quen biết ở Việt Nam đứng tên, người Việt Nam sẽ lập Cam kết đứng tên giùm, Giấy uỷ quyền, Di chúc...

 

Đến với Luật sư Dân sự, bạn sẽ được tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý để bạn đứng tên sở hữu nhà đất mà bạn bỏ tiền ra mua tại Việt Nam.

 

Luật sư Dân sự thực hiện các dịch vụ nhà đất dành cho Việt Kiều, bao gồm:

  •       Thực hiện các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở để Việt Kiều đứng tên sở hữu;
  •       Khai nhận và phân chia di sản thừa kế mà Việt Kiều được nhận tại Việt Nam;
  •       Giải quyết các tranh chấp nhà đất có liên quan đến Việt Kiều tại Toà án;
  •       Nhận uỷ quyền quản lý và khai thác tài sản của Việt Kiều tại Việt Nam;
  •       Các dịch vụ khác về nhà đất: lập di chúc, cam kết tài sản chung riêng, từ chối nhận di sản...

 

Để được tư vấn miễn phí ngay những vấn đề pháp lý Quý khách hàng đang quan tâm, vui lòng nhấc máy gọi số (+84).933.138.999 để gặp Luật sư hoặc liên hệ theo thông tin chi tiết tại mục "Liên hệ".

 

"Luật sư dân sự - Chuyên biệt hơn, ưu việt hơn"

 

 (*) BẢN QUYỀN BÀI VIẾT THUỘC LUẬT SƯ DÂN SỰ, BÀI VIẾT CẦN CÓ HỒ SƠ LƯU TRỮ CHỨNG THỰC, VUI LÒNG KHÔNG SAO CHÉP LẠI.